Thương Mại Điện Tử Là Gì? Lịch Sử Và Các Hình Thức TMĐT

 thuong mai dien tu la gi

Thương mại điện tử ở Việt Nam đang có tiềm năng phát triển rất nhanh nhờ có sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi thói quen của người dùng khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. 

Vậy thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển của TMĐT ra sao? TMĐT có những hình thức nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé.

Thương Mại Điện Tử Là Gì?

Thương mại điện tử đề cập đến việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách sử dụng Internet và chuyển tiền cũng như dữ liệu để thực hiện giao dịch này. 

Thương mại điện tử thường được ám chỉ việc bán sản phẩm vật chất trực tuyến, nhưng hiện tại thì thuật ngữ này có thể hiểu với bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được thực hiện thông qua Internet.

Lịch Sử Hình Thành Và Sự Phát Triển 

Thương mại điện tử ở Việt Nam mới phát triển trong một vài năm gần đây nhưng sự thực là lịch sử của thương mại điện tử đã bắt đầu từ cách đây 42 năm trước. Trong 42 năm phát triển, thương mại điện tử có những cột mốc đáng nhớ như sau:

  • 1969: Thành lập CompuServe, công nghệ được xây dựng bằng cách kết nối quay số
  • 1979: Mua sắm điện tử ra đời bởi Michael Aldrich. Việc mua sắm điện tử này được hoạt động bằng cách kết nối TV với máy tính qua đường dây điện thoại và đây là nền tảng ra đời của thương mại điện tử.
  • 1982: Sàn giao dịch máy tính đầu tiên ra đời
  • 1992: Thị trường sách trực tuyến đầu tiên ra đời sử dụng định dạng bảng thông báo quay số
  • 1994: Công cụ duyệt web Netscape Navigator ra đời dưới dạng trình duyệt web
  • 1995 - 1999: Một số nền tảng thương mại điện tử lớn ra đời: Amazon, Ebay, PayPal, Alibaba

Các Hình Thức Thương Mại Điện Tử

Có 4 hình thức thương mại điện tử chính có thể mô tả hầu hết mọi giao dịch diễn ra giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp: B2C (Business to Consumer - Doanh nghiệp tới người tiêu dùng), B2B (Business to Business - Doanh nghiệp với doanh nghiệp), C2C (Consumer to Consumer - Người tiêu dùng với người tiêu dùng, C2B (Consumer to Business - Người tiêu dùng đến doanh nghiệp)

Phân Biệt Website TMĐT và Sàn Giao Dịch TMĐT

Có một số tự khác biệt giữa website TMĐT và sàn giao dịch TMĐT mà những người muốn bán hàng online nên biết. Hãy xem qua sự so sánh dưới đây nhé:

Website TMĐT

  • Trang thông tin được lập ra để phục vụ quá trình mua bán hàng, trưng bày hàng hóa, ký hợp đồng hoặc thanh toán trực tuyến
  • Sử dụng mô hình kinh doanh bán hàng trực tiếp với khách hàng
  • Ví dụ: Điện máy xanh, Big C

Sàn Giao Dịch TMĐT

  • Sàn giao dịch cho phép các cá nhân, tổ chức tiến hành quá trình mua bán hàng, trưng bày hàng hóa, ký hợp đồng hoặc thanh toán trực tuyến
  • Sử dụng mô hình B2C, B2B, C2C, C2B hoặc kinh doanh bán hàng trực tiếp với khách hàng
  • Ví dụ: Shopee, Tiki, Lazada,…

Xu Hướng Phát Triển TMĐT Khu Vực Đông Nam Á

Không chỉ tại Việt Nam, sự phát triển của thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á đang đi lên rất nhanh khi các sàn thương mại điện tử hiện nay đều áp dụng các mô hình công nghệ 4.0 cũng như đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của mọi người nên thương mại điện tử là điều tất yếu để giúp người tiêu dùng không tiếp xúc nhiều trong quá trình mua bán.

Các Sàn Thương Mại Điện Tử Chính tại Việt Nam 

Có rất nhiều sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một số sàn thương mại điện tử hiện đang phát triển khá nhanh và nhiều tiềm năng để thực hiện giao dịch mua bán, kiếm tiền online. Các sàn thương mại điện tử chính tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến là 

  • Shopee
  • Tiki
  • Lazada
  • Sendo
  • Hotdeal

Bạn đã Sẵn Sàng để Bán Hàng trên Nhiều Sàn Thương Mại Điện Tử chưa? Nếu Rồi thì hãy để Ginee Việt Nam Giúp Bạn Giảm Bớt Gánh Nặng Quản Lý Nhé!

Comments

Popular posts from this blog

03 Loại Phụ Phí Bán Hàng Trên Shopee Người Bán Cần Nắm Rõ

Danh Sách các Kho Hàng của Lazada mà Bạn không nên Bỏ Lỡ

04 Hệ Thống Bán Hàng Online Giúp Nhà Bán "Bùng Nổ" Đơn Hàng